Hạt Giống Dâu Tây Etna
Thương hiệu: Rạng Đông | Xem thêm các sản phẩm Hạt giống của Rạng ĐôngMô tả ngắn
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG DÂU TÂY Chậu ươm và chậu trồng câyTrong trường hợp bạn không chọn phương pháp gieo hạt trực tiếp vào đất trồng thì bạn cần có những loại chậu ươm cho cây dâu tây. Bạn có thể chọ...- Giao hàng toàn quốc
- Được kiểm tra hàng
- Thanh toán khi nhận hàng
- Chất lượng, Uy tín
- 7 ngày đổi trả dễ dàng
- Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ
Giới thiệu Hạt Giống Dâu Tây Etna
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG DÂU TÂY
Chậu ươm và chậu trồng cây
Trong trường hợp bạn không chọn phương pháp gieo hạt trực tiếp vào đất trồng thì bạn cần có những loại chậu ươm cho cây dâu tây. Bạn có thể chọn những loại máng, hộp, giấy ướt để ủ hạt, màng bọc thực phẩm hoặc những loại viên nén ươm hạt giống.
Khi tách cây trồng ra chậu, bạn nên lựa chọn những loại chậu có đường kính 20cm là lý tưởng nhất.
Đất trồng
Dây tây là một loại cây khá khó tính khi trồng và là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh. Rễ của cây dâu tây khá dễ bị tổn thương và bị nấm xâm nhập hay bị sâu bọ cắn. Bởi vậy khi trồng dâu tây các bạn nên chú ý chọn các loại đất tơi xốp, dễ dàng thoát nước, giàu dưỡng chất để giúp rễ cây phát triển tốt và cũng tránh tình trạng rễ bị ngập úng, ngộ độc.
Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các loại đất thịt nhẹ, sạch, trộn thêm tro, rơm, xơ dừa tạo độ tơi xốp cho đất
Phân bón cho dâu tây
Phân bón là một loại dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây dâu tây trong quá trình nuôi trồng, nó sẽ giúp cây có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng cây xanh tốt và cho quả dâu có vị ngon ngọt chất lượng hơn.
Các loại phân bón bạn có thể lựa chọn là các loại phân vi sinh, phân NPK hay phân đầu trâu là những loại phân bón tan chậm, giúp cây có thể hấp thụ dưỡng chất từ từ mà không bị sốc phân.
Trong điều kiện tốt nhất, bạn có thể sử dụng phân bón chuồng đã được ủ hoại để tránh vi khuẩn và nấm bệnh để bón cho cây dâu tây trưởng thành.
Thông thường, phân bón sẽ được dùng để trộn cùng với đất trước khi bạn tiến hành tách chậu cho cây dâu tây. Trong giai đoạn trồng, tùy vào từng loại dâu tây khác nhau mà bạn sẽ bón thêm liều lượng cũng như thời gian phù hợp để giúp cây phát triển.
Lưu ý: Bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều loại phân bón khác nhau, nên tập trung ở 1- 2 loại phân sử dụng trong suốt quá trình trồng cây dâu tây. Sử dụng nhiều loại phân khác nhau sẽ khiến cây khó hấp thụ và dễ chết.
Ngoài việc chuẩn bị về chậu, đất trồng, phân bón, khi gieo trồng dâu tây bạn cũng cần quan tâm đến thời vụ gieo trồng, mặc dù, những loại dâu tây hiện nay có thể gieo trồng quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch vì đây là thời điểm cuối mùa mưa, độ ẩm thích hợp cho cây nảy mầm. Khi trồng dâu tây ở thời điểm này, mức độ thành công sẽ lên tới 90–100%.
Cách ươm hạt dâu tây
Trước khi gieo trồng, bạn cần tiến hành ươm hạt nảy mầm trước. Có 4 cách để tiến hành ươm hạt như sau:
Cách 1: Ươm hạt giống dâu tây với giấy ẩm
Bạn ngâm hạt giống dâu tây với nước ấm theo tỉ lệ 2 nóng: 3 lạnh trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tiếng.
Sau đó, bạn dùng một miếng giấy ẩm hoặc miếng giấy ướt lớn để ủ hạt trong đó. Ở khâu này bạn tiến hành rải hạt đều trên mặt giấy, rồi gấp đôi miếng giấy lại tuyệt đối không túm tròn.
Tiếp theo, bạn cho chúng vào trong một chiếc hộp nhỏ sạch rồi đậy kín lại, để nơi mát mẻ, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo giấy luôn ở trạng thái ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.
Trong khoảng từ 10 – 15 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm xanh, lúc này bạn có thể tiến hành gieo vào chậu đất đã được làm tơi xốp và làm ẩm. Hàng ngày bạn tưới nước 2 lần sáng – tối để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây sinh trưởng.
Vì mầm xanh khá mỏng manh nên bạn hãy làm khéo léo và nhẹ tay để tránh va đập làm gãy mầm nhé.
Cách 2: Ươm hạt giống dâu tây với viên nén ươm hạt
Bước đầu bạn cũng tiến hành ngâm hạt giống y hệt như cách 1 đã thực hiện, nhưng thay vì ủ hạt trong miếng giấy ẩm, bạn vớt hạt ra và để ráo nước.
Với viên nén ươm hạt, bạn ngâm trong nước sạch từ 2 – 5 phút cho viên nén nở ra tạo thành bầu ươm nhỏ rồi nhẹ nhàng đặt 1 – 3 hạt giống dâu tây vào trong viên nén đó. Hàng ngày bạn cần kiểm tra, tưới nước, đảm bảo giữ ẩm cho bầu ươm viên nén ươm hạt.
Sau khoảng 10 – 15 ngày, hạt giống dâu tây sẽ nứt kẽ và nảy mầm. Khi hạt đã ra mầm, bạn có thể đưa bầu ươm vào chậu và tiến hành chăm sóc.
Khi đưa bầu ươm hạt giống dâu tây vào chậu, bạn không cần phải tháo bầu ươm bên ngoài của viên nén ươm hạt ra vì bầu ươm được làm từ xơ dừa có khả năng tự phân hủy và tạo thành dưỡng chất giúp cây hấp thụ phát triển tốt hơn.
Cách 3: Ươm hạt giống dâu tây trong chai/lọ
Thực hiện các ươm hạt giống dâu tây trong chai/lọ khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một số chai/lọ vừa đủ để ươm hạt, cắt lấy phần đế chai, sau đó bạn lót giấy vệ sinh xuống dưới rồi tưới đẫm miếng giấy đó. Tiếp theo bạn tiến hành trải hạt lên trên bề mặt rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và để nơi thoáng mát.
Vài ngày sau khi kiểm tra hạt mọc rễ, tách vỏ, nhú mầm, bạn chờ thêm khoảng 3 – 5 ngày sau rồi cho ra ngay đất ẩm để trồng nhé. Bởi lúc này, mầm cây cần dinh dưỡng để phát triển mà giấy ẩm chỉ giúp kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn chứ không có dưỡng chất gì để nuôi cây sinh trưởng.
Cách 4: Gieo trực tiếp hạt giống dâu tây vào đất ẩm
Trước khi gieo hạt vào đất ẩm, bạn tiến hành ngâm hạt giống dâu tây trong nước khoảng 10 – 20 phút, rồi vớt ra để ráo nước.
Sau đó, gieo hạt vào đất ẩm, lưu ý mỗi hạt cách nhau ít nhất 10cm. Ngoài ra bạn cũng có thể gieo hạt vào trong các hũ nhỏ khác nhau, có thể sử dụng hộp sữa chua tái chế để gieo hạt giống dâu tây.
Bạn đặt các hũ/chậu/khay ươm ở nơi khô ráo, có nắng tốt, mỗi ngày 1 lần, tưới nước vào chiều tối khi đã tắt nắng. Sau khoảng 10 – 15 ngày hạt sẽ nảy mầm. Đến khi cây xuất hiện 3 -5 lá chính, bạn có thể tách đất ra khỏi hũ/ khay và trồng cây ở những chậu/ luống lớn hơn. Khi trồng, bạn nên để mỗi cây dâu cách nhau 35cm, để đủ không gian cho cây phát triển, không bị chen chúc lẫn nhau.
Gieo hạt dâu tây
Bạn thực hiện ngâm hạt giống dâu tây vào trong nước khoảng 10 phút, rồi vớt ra để ráo hẳn nước.
Tiếp theo, bạn trộn đất cho thật tơi và làm ẩm qua cho đất, rồi tiến hành gieo hạt xuống. Ở bước này, bạn chú ý gieo hạt đều tay, có khoảng cách nhất định giữa các hạt để khi tách chậu bạn sẽ dễ dàng lấy cây con hơn.
Sau đó bạn phủ một ít rơm hoặc lá cây khô lên bề mặt để ngăn tình trạng thoát ẩm cũng như hạn chế chim, sâu, côn trùng cắn hạt. Bạn đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát, đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Hàng ngày thực hiện tưới bằng bình xịt phun sương vào mỗi buổi sáng, hạn chế tưới vào buổi tối vì rất dễ khiến đất không thoát được nước, hạt sẽ bị thối.
Sau khoảng 3 tuần là hạt giống dâu tây sẽ nảy mầm. Trong vài ngày đầu khi hạt nảy mầm, bạn tuyệt đối không di chuyển chậu cũng như bón phân vào mà chỉ tưới nước như bình thường, khi cây lên được khoảng 3–4cm, các bạn hãy bón phân nhạt cho chúng, không bón quá nhiều, cây sẽ chết nhé.
Kỹ thuật trồng cây dâu tây
Khi hạt giống dâu tây đã phát triển thành cây con, bạn có thể bắt đầu tiến hành tách bầu, chuyển ra chậu có diện tích rộng hơn để cây phát triển tốt hơn. Tùy vào kích thước chậu mà bạn sử dụng mà bạn có thể trồng từ 1 hay nhiều cây trong 1 chậu đó.
Khi thực hiện tách cây, bạn cần phải làm cẩn thận, nhẹ nhàng chú ý không để cây bị đứt rễ non hay phần đoạn sát rễ bị tổn thương.
Khi trồng cây dâu tây con trong chậu cũng không nên vùi cây quá sâu làm thối búp cũng không trồng cây quá cao, làm lộ rễ, dễ bị sâu bệnh cắn.
Tách chậu xong bạn có thể phủ một lớp rơm trên bề mặt để hạn chế khả năng xâm nhập của côn trùng hại quả sau khi cây ra trái.
Trong 2–3 ngày đầu sau khi chuyển chậu, bạn hãy che bớt nắng cho cây để cây hồi phục.
Cách chăm sóc cây dâu tây
Dâu tây là loại cây ưa ẩm nên chỉ cần nắng một buổi là đủ, tuy nhiên bạn vẫn cần phải đặt dâu tây ở những vị trí có thể đón được ánh nắng sớm nhiều nhất, hạn chế ánh nắng gắt vào những khoảng thời gian cao điểm. Thời gian chiếu sáng cho cây dâu tây không nên quá 12 giờ 1 ngày.
Như đã nói ở trên, do cây dâu tây ưa ẩm và háo nước nên bạn cần chú ý kiểm tra đất và tưới nước cho cây, cần đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây từ 150–200ml nước/ ngày. Thời điểm thích hợp nhất để bạn tưới nước là vào mỗi buổi sáng sớm, buổi tối nên hạn chế tưới nước vì lúc này nấm bệnh sẽ phát triển mạnh trong đất ẩm, gây ảnh hưởng đến cây và rễ cây.
Khi cây có hiện tượng héo viền lá bạn cần thực hiện việc cắt tỉa bớt những lá cây bị cháy đó, để tránh việc cây tốn dưỡng chất nuôi dưỡng những lá cây đó. Nếu cây mất cân bằng dinh dưỡng thì bạn hãy bổ sung phân bón hay dung dịch thủy canh cho cây ngay nhé.
Trong quá trình cây phát triển, dâu tây không chỉ cho ra hoa và quả mà nó còn cho ra nhánh con khi cây đủ chất. Nhánh cây khi phát triển tốt, sẽ mọc dài còn tự đâm rễ và tạo ra cây mới, khi gặp các nhánh cây con này bạn cần phải tách ra một chậu mới để cây tập trung phát triển, nuôi dưỡng hoa và quả.
Chú ý, nếu bạn muốn tách nhánh cây ra chậu tạo cây mới, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ nữa mới bắt đầu được tách nhé. Nếu chậu cây rộng, bạn có thể để nhánh con trồng cùng cây mẹ luôn và chăm sóc tương tự như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này, bạn không được đánh cây vì dễ làm cây bị chột quả bạn nhé.
Khi cây cho ra chùm hoa đầu tiên, bạn nên ngắt bỏ chúng, không nên tiếc, để cây dâu tây được sinh trưởng mạnh và ổn định hơn trong giai đoạn đầu. Ở lứa hoa tiếp theo mới nên giữ lại và cho chất lượng quả dâu ngon hơn.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên xới đất được tơi xốp và tạo độ thông thoáng cho cây. Nhưng bạn cũng lưu ý làm nhẹ nhàng không sẽ ảnh hưởng đến rễ của cây.
Từng thời kỳ thích hợp của cây, bạn cũng cần chú ý bón phân để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển tốt hơn nhé.
Khi đến giai đoạn thu hoạch quả, để cây cho những trái dâu đều đẹp, các bạn cần cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán cây và số lượng hoa trái trên cây. Nếu cây cho ra nhiều nụ, hoa, trài bạn cần phải tỉa bớt chúng đi loại bỏ những trái dị dạng, gặp sâu bệnh. Thường xuyên cắt tỉa bớt những lá già, lá bị sâu héo để cây có đủ dinh dưỡng phát triển cũng là hạn chế nơi trú ngụ của sâu bệnh có hại cho cây.
Do dâu tây không thể tự chín thêm sau khi đã hái xuống khỏi cây, nên để quả cho chất lượng tốt nhất, bạn nên thu hoạch quả ngay khi quả đã chuyển sang màu đỏ đều nhé.
Khi nào bạn nên thu hoạch dâu tây?
Khi quả dâu tây đã chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc bạn có thể thu hoạch quả và thưởng thức thành quả của mình.
Nên thu hoạch quả dâu tây khi nó chuyển đỏ và còn cứng, không nên để quá chín mềm như vậy quả dâu tây sẽ không còn được ngon nữa.
Bạn cũng không nên thu hoạch quả dâu tây khi chưa chuyển màu đỏ, vì dâu tây không thể tự chín khi đã hái khỏi cây.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá SOL
Thông tin chi tiết
Thương hiệu | Rạng Đông |
---|---|
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Kích thước (Dài x Rộng x Cao) | 12 x 18.5cm |
SKU | 9300708920701 |
Từ khóa
gốm sứ sân vườnhạt giống sen đásen đáhạt nởớt peruhạt giốnghạt dưa hấuhạt giống hoa đậu biếchạt giống dưa leohạt giống sen nhậtsen nhật minihoa giấy ngũ sắc thái lanhạt giống hoa hồnghạt giống xà láchhạt giống rau mầmhạt giống hoahạt giống cà chuadâu tâyhạt giống đu đủ lùn siêu tráicác loại hạt giống rau củ quảhạt sen giốnghoa hồng leophôi nấmhạt dưa lướihạt hoahạt giống cây bạc hàcà chua bạch tuộchạt giống dưa lướihạt giống dâu tâyhoa mười giờ